Nám da là một bệnh lí mãn tính. Biểu hiện bởi những lát sắc tố màu nâu, từ nhạt cho đến đậm hoặc màu nâu xám.

Nám da thường xuất hiện chủ yếu ở vùng gò má, đối xứng nên còn gọi là nám má. Tuy nhiên, nám da có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác như trán – mũi – cằm. Nám da có thể nhàm lẫn với một số vấn đề khác trên da như tàn nhang, sạm da, bớt horri … nên cần phân biệt kỹ.

1.  Nám da do di truyền

Nói về di truyền thì các bạn thường nghĩ về gene. Nhưng nói cho dễ hiểu thì có nghĩa là khi trong gia đình bạn có người bị nám thì khả năng bị nám cao hơn. Ví dụ bạn có bố mẹ có vấn đề về nám má, thì khả năng cao bạn cũng đang sở hữu một phần gene của bố mẹ. Nên khả năng bị nám của bạn sẽ cao hơn những bạn có bố mẹ không bị nám.

trong gia đình bạn có người bị nám thì khả năng bị nám cao hơn

Vì vậy những bạn đang có bố mẹ bị nám má thì nên có biện pháp dự phòng, chăm sóc da từ sớm. Càng phong ngừa sớm bao nhiêu thì khả năng bị nám thấp xuống cũng như không bị lan rộng.

2.  Do ánh sáng mặt trời

Có đến 80 % các rối loạn sắc tố, lão hóa trên da xuất phát từ ánh sáng mặt trời. Trong ánh sáng mặt trời có các loại tia như UVA, UVB. Những loại tia này khi tác động lên da thì sẽ kích thích da chúng ta tiết ra nhiều melanin, đưa lên lớp bề mặt với mục đích bảo vệ da.

Thật ra, nám má không hề xấu mà nó là một phần của cơ chế bảo vệ da. Vì vậy nếu bạn muốn nám má không xuất hiện thì phải bảo vệ da tốt. Không chỉ là bôi kem chống nắng đúng và đủ. Mà còn phải bảo vệ bằng những biện pháp vật lí như đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, hạn chế đi ra đường trong khung giờ nắng gắt.

UVA, UVB khi tác động lên da thì sẽ kích thích da chúng ta tiết ra nhiều melanin

Ngoài ra trong thời gian gần đây, người ta nghiên cứu thấy ánh sáng nhìn thấy cũng là nguyên nhân gây ra nám da. Nên bạn cần bổ sung các loại kem chống nắng phổ rộng có chứa cả oxit sắt.

Các bạn có thể tham khảo thêm cách bôi chống nắng đúng và đủ tại đây!

3.  Nội tiết gây nám da

Nữ thường bị nám nhiều hơn nam, bạn có thấy thắc mắc không?. Bởi vì nám má có liên quan rất chặt chẽ với nội tiết tố. Đa phần chị em bị nám trong giai đoạn mang thai, vì thời kì này hormon tăng lên đột ngột. Cụ thể đó là hormon estrogen và progesteron.

Vì vậy nám má trong thai kì có thể khỏi ngay sau sinh mà không cần điều trị khi nội tiết đã ổn định.

4.  Thuốc

Một số loại thuốc có khả năng gây nám da vì cũng liên quan mật thiết đến hormon trong cơ thể. Như thuốc tránh thai, nhưng liệu pháp hormon, thuốc chống động kinh. Những bạn đang uống những loại thuốc này cần lưu ý.

Một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây nám da

5.  Sử dụng mỹ phẩm không không đảm bảo

Một số loại mỹ phẩm có khả năng gây bào mòn da, làm tổn thương làn da dẫn đến da phải tiết nhiều melanin hơn để bảo vệ. Trước đây bác sĩ Nguyên thường chia sẻ về những sản phẩm có thể gây hại cho làn da. Như rượu thuốc, kem trộn, kem gia công, kem có nguồn gốc thiên nhiên, kem nhà làm …thì chúng đều khá nguy hiểm. Nhưng hiện tại có những sản phẩm mỹ phẩm được dán nhãn mác cao cấp nhưng tiềm ẩn những nguy cơ giả mạo bên dưới. Vì vậy cần đến hỏi bác sĩ da liễu trước khi có mong muốn trị nám.

6.  Stress

Trong cuộc sống hiện đại, khi chị em phải gánh vác rất nhiều vai trò khác nhau như làm xếp trong công việc, làm mẹ, làm vợ … dẫn đến bị stress kéo dài. Khi bị stress thì cũng liên quan đến cơ chế rối loạn hormon và làm da sạm nám.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *