Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen sẽ bị sụt giảm hoặc rối loạn. Điều này gây ra nhiều rắc rối trong cuộc sống. Ví dụ như chu kỳ kinh nguyệt không đều, khô âm đạo, bốc hỏa và một số triệu chứng khó chịu ở âm đạo.
Ở độ tuổi tứ tuần, cho dù vẫn còn khả năng sinh sản, nhưng chị em cũng nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định có nên sinh con hay không. Vì giai đoạn này chị em sẽ khó mang thai hơn và cũng dễ gặp phải các biến chứng thai kỳ đáng tiếc. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc vùng kín sau 40 tuổi cho chị em.
1. Sự thay đổi của vùng kín
Sự sụt giảm estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể dẫn đến giảm lượng máu cung cấp cho âm đạo và âm hộ. Các mô âm đạo cũng có ít collagen hơn và làm thay đổi pH âm đạo.
Ở một số người, lông mu sẽ ngày càng mỏng đi. Âm hộ và âm đạo trở nên khô hơn. Môi âm hộ trở nên nhăn nheo do hàm lượng mỡ sụt giảm nghiêm trọng.
Cùng với việc sinh thường qua ngả âm đạo từ thời kỳ trước đó. Trọng lượng cơ thể của phụ nữ khi tứ tuần cũng có thể ảnh hưởng, gây áp lực không nhỏ đến sức mạnh sàn chậu.
Các yếu tố nêu trên có thể là sàn chậu suy yếu, kèm theo các vấn đề khác như tiểu không tự chủ hoặc sa âm đạo.
2. Quan hệ tình dục
Giảm tiết chất nhờn bôi trơn chính là một trong những biểu hiện của khô âm đạo. Điều này sẽ khiến hoạt động quan hệ bị “gián đoạn” và gây ra nhiều khó chịu cho cả hai.
Về mặt thể chất, cơ thể ở độ lưng chừng cuộc đời hoàn toàn không thể giống như khi bạn mới đôi mươi. Phụ nữ ở độ tuổi 40 có thể thấy rằng các khớp và cơ bắp bị lão hóa, không hợp tác với nhau ở một số hoàn cảnh nhất định. Các thao tác khi giao hợp cũng sẽ không còn được trơn tru như xưa.
3. Tự chăm sóc
Để duy trì sức mạnh của sàn chậu, đừng quên các bài tập Kegel. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hành thêm Pilates và Barre. Đây là các bài tập tập trung vào sức mạnh cốt lõi và xương chậu.
Ngoài việc sử dụng chất bôi trơn để giải quyết tình trạng khô hạn. Hãy dành nhiều thời gian cho màn dạo đầu và kích thích âm vật trước khi giao hợp.
Nếu tình trạng khô âm đạo vẫn còn, hãy tìm hiểu thêm về các viên đặt giúp cải thiện tình trạng này. Da của âm hộ cũng có khả năng bắt đầu mỏng trong thời gian này. Vì vậy hãy chú ý nhiều hơn tới việc vệ sinh vùng kín.
Bên cạnh đó, nồng độ hormone giảm dần cũng làm thay đổi độ pH của âm đạo. Gây mất cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo, dễ gây nhiễm trùng âm đạo và nhiễm trùng da âm hộ.
Bạn có thể bổ sung probiotic để bù đắp lượng lợi khuẩn bị thiếu hụt, đồng thời vệ sinh vùng kín một cách thông minh với các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ tự nhiên, dịu nhẹ và cân bằng.
Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc vùng kín sau 40 tuổi. Ngoài ra, chị em có thể xem thêm các kiến thức hữu ích khác tại đây!