Chiết xuất la hán quả ngọt hơn 150-250 lần so với đường ăn, lại không có calo và carb nên không làm tăng đường huyết.
Từ lâu, quả la hán đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một vị thuốc quý giúp bổ phế, điều trị ho, táo bón. Đây cũng là phương thuốc hữu hiệu trong việc thanh nhiệt, giải cảm sốt. Cùng khám phá chi tiết công dụng của quả la hán trong bài viết này nhé.
1. Giúp tăng sức đề kháng
Với nguồn protein dồi dào khoảng 8.67 – 13.35% cùng các dưỡng chất cần thiết khác như vitamin C, sắt, kẽm,… quả la hán có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngăn chặn sự lây nhiễm của các virus gây bệnh khác.
2. Kiểm soát lượng đường trong máu
Trong quả la hán có chứa hợp chất mogrosid, có vị ngọt tự nhiên nên rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường. Quả la hán còn có khả năng kích thích tự sản xuất insulin, giúp duy trì ổn định đường huyết.
3. Hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp, tim mạch
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy rằng sử dụng nước quả la hán có tác dụng điều trị các bệnh lý về hô hấp như viêm thanh quản, ho khan, viêm amidan,.. Bên cạnh đó, loại quả này cũng có tác dụng giảm triệu chứng liên quan đến tim mạch với người bệnh bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch,…
4. Giúp thanh nhiệt cơ thể, chống táo bón
Quả la hán giúp thanh lọc cơ thể nhờ vào đặc tính làm mát và làm dịu cơ thể tự nhiên. Đây được xem là một trong những loại thảo dược được nấu uống để giải nhiệt và ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, nó cũng có đặc tính kháng viêm, giúp giảm sưng và đau ở vùng tổn thương. La hán quả còn có tác dụng làm sạch ruột, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.
5. Ngăn ngừa ung thư
Mogrosides trong quả la hán ức chế sự tăng sinh và phát triển tế bào ung thư. Đặc biệt có chứa saponin triterpen với vị ngọt tự nhiên, phù hợp trong điều trị ung thư. Quả la hán còn giảm quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật nhờ vào các chất chống oxy hóa.
6. Ai không nên sử dụng quả la hán?
– Phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.
– Người đang bị các chứng ho cảm lạnh, phong hàn, lạnh chân tay,…
– Người có tiền sử dị ứng với các thành phần tương tự trong quả la hán.
– Người đang sử dụng các loại thuốc điều trị cũng nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. Vì có thể xảy ra tương tác thuốc.
7. Một số lưu ý khi sử dụng quả la hán
– Liều lượng phù hợp của quả la hán là 9 – 15g đối với quả khô. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe mà liều lượng có thể khác nhau. Chỉ nên dùng quả la hán 2-3 lần/tuần.
– Người có vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hoặc người bệnh gan cần cẩn trọng khi sử dụng loại quả này.
– Không nên kết hợp với tam bạch, bối mẫu, la bặc, thông bạch với quả la hán để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Trên đây là những công dụng của quả la hán đối với sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các kiến thức hữu ích khác tại đây!