Ung thư cổ tử cung ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, chị em cần làm tốt 6 điều này.

1. Tiêm phòng vắc xin HPV

Con đường lây nhiễm chủ yếu của virus HPV là quan hệ tình dục, tiếp xúc của niêm mạc miệng, hầu họng với dương vật hoặc âm đạo. Do đó, không chỉ QHTD thông thường, việc tiếp xúc hôn, chạm vào bộ phận sinh dục của bạn tình cũng có thể gây lây nhiễm virus này.

Phụ nữ được khuyến cáo nên tiêm vắc xin HPV từ 11 – 12 tuổi đến tối đa 26 tuổi. Đây là khoảng thời gian tiêm phòng vắc xin có hiệu quả nhất. Lứa tuổi 26 trở lên chưa nhiễm HPV vẫn có thể tiêm phòng song hiệu quả không cao.

2. QHTD an toàn

HPV rất dễ lây truyền qua đường tình dục khi người lành tiếp xúc da với người nhiễm bệnh. Vì thế hãy thực hiện lối sống lành mạnh, một vợ một chồng. Sử dụng các công cụ bảo vệ như BCS để hạn chế lây truyền bệnh. 

Đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên, khi hệ miễn dịch của bạn gái chưa đủ khả năng bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh tốt nhất và cũng chưa được giáo dục đầy đủ về việc QHTD an toàn, tự bảo vệ sức khỏe bản thân trước mầm bệnh lây truyền. Do vậy, không nên QHTD sớm mà không dùng biện pháp bảo vệ bản thân.

3. Vệ sinh âm đạo đúng cách

Việc âm đạo không được vệ sinh sạch sẽ làm cho phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung cao hơn.

Hãy chú ý vệ sinh âm đạo đúng cách như sau:

– Vệ sinh 2 lần mỗi ngày với nước sạch và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ. 

– Không thụt rửa sâu vào âm đạo. Vì sẽ khiến môi trường cân bằng của âm đạo bị phá hủy, vi khuẩn xấu cũng dễ gây bệnh hơn.

– Chú ý đến vấn đề vệ sinh trong thời kỳ hành kinh. Không QHTD trong khoảng thời gian này bởi hệ sinh dục đang yếu và dễ bị viêm nhiễm.

– Không mặc quần lót quá chật, chọn vải cotton mềm, thông thoáng, thấm ướt mồ hôi tốt.

– Khi có triệu chứng bất thường như: ra máu bất thường, dịch tiết vàng hoặc xanh, có lẫn màu, có mùi hôi, kinh nguyệt không đều,… nên sớm đi khám phụ khoa và điều trị dứt điểm tránh bệnh tiến triển nặng.

4. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học

Tăng cường sức khỏe chung chính là cách để mỗi chúng ta tự củng cố hàng rào bảo vệ sức khỏe trước tác nhân gây bệnh, phòng ngừa ung thư cổ tử cung nói riêng và nhiều bệnh lý khác. 

– Chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng, đầy đủ. Đặc biệt là các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, C, E, canxi,… bảo vệ tế bào khỏi hoạt động của gốc tự do, ngăn ngừa ung thư.

– Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo giấc ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi ngày. Đi ngủ trước 11 giờ và nên cố định thời gian ngủ.

– Thể dục thể thao đều đặn, tăng cường sức khỏe.

– Giữ tinh thần khỏe mạnh, hạn chế stress căng thẳng.

5. Không nên lạm dụng thuốc tránh thai

Nhiều cặp vợ chồng lựa chọn dùng thuốc tránh thai để kế hoạch hóa gia đình, tránh mang thai không mong muốn. Song sử dụng thuốc tránh thai kéo dài, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. 

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, phụ nữ dùng thuốc tránh thai thường xuyên và kéo dài trên 5 năm có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn.

6. Sàng lọc định kỳ là cách phòng chống ung thư cổ tử cung hiệu quả

Một số phụ nữ đã tiêm phòng vắc xin HPV vẫn có nguy cơ nhiễm virus và mắc ung thư cổ tử cung. Hơn nữa căn bệnh này hầu như không gây triệu chứng gì giai đoạn đầu, khi bệnh tiến triển triệu chứng cũng rất mờ nhạt, dễ nhầm lẫn. 

Vì thế cần thăm khám, sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm bất thường là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏe khỏi căn bệnh này.

Trên đây là 6 cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung cho phụ nữ. Ngoài ra, chị em có thể xem thêm các kiến thức hữu ích khác tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *