Rửa mặt làm sạch là bước không thể thiếu trong chu trình skincare của mỗi người. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều chị em than phiền về việc da khô căng sau khi rửa mặt. Thậm chí nhiều chị em đang lầm tưởng và cho rằng đó là dấu hiệu của việc da được làm sạch. Vậy nguyên nhân da khô căng sau rửa mặt là gì? Và cảm giác này có thực sự tốt? Hãy cùng phân tích và tìm hiểu qua bài viết này cùng Bác sĩ Nguyên nhé!
Xem thêm: Bài viết về chăm sóc da của mình tại đây nhé!
Vì sao da khô căng sau khi rửa mặt?
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể. Nó bảo vệ, ngăn cách môi trường với cơ quan bên trong cơ thể, điều hòa nhiệt độ, duy trì cân bằng nước. Không chỉ thế da còn là đặc điểm tạo nên vẻ đẹp cho con người.
Có thể hình dung da như một bức tường. Mỗi tế bào là một viên gạch, bao bọc bên ngoài bởi lớp sơn, vữa là màng lipid. Nếu chọn loại sữa rửa mặt có chứa chất tẩy rửa quá mạnh, độ pH cao, vô tình sẽ làm tổn thương hàng rào lipid này. Tạo cảm giác khô căng sau quá trình rửa mặt, điều này cũng có nghĩa là làn da đã bị mất quá đi nhiều dầu, độ ẩm tự nhiên. Sử dụng lâu dài có thể dẫn đến bào mòn da, gây hại cho da.
Nguyên nhân da khô căng sau khi rửa mặt
Lựa chọn sai sữa rửa mặt là một trong những nguyên nhân da khô căng sau khi rửa mặt
Trên thị trường hiện nay, ngày càng có nhiều loại sữa rửa mặt khác nhau về kết cấu cũng như thành phần. Tùy thuộc vào từng loại da sẽ có đặc tính khác nhau. Vì vậy việc lựa chọn sản phẩm làm sạch cũng hoàn toàn khác nhau. Đáp ứng được nhu cầu, nhiều thương hiệu mỹ phẩm cũng đã phân chia các loại sữa rửa mặt cho từng loại da khác nhau.
Ví dụ: “for sensitive skin” – cho da nhạy cảm; “for dry skin” – cho da khô; “for oily skin” – cho da dầu…
Bên cạnh đó, mỗi đặc điểm khác nhau trên da, sẽ cần mức độ làm sạch khác nhau. Ví dụ: da khô sẽ không cần tính tẩy quá mạnh mà cần chú trọng vào tính dưỡng ẩm sau khi làm sạch để da không mất đi độ ẩm vốn có. Những thành phần dưỡng ẩm thường có trong sản phẩm cho da khô như: ceramide, HA, glycerin,…. Da dầu, mụn sẽ chứa những thành phần kháng viêm, kiềm dầu như: AHA, BHA, niacinamide,…
Độ pH và kết cấu sữa rửa mặt cũng là những yếu tố cần thiết để lựa chọn loại sữa rửa mặt cho từng làn da. Có 5 dạng sữa rửa mặt thông thường: Dạng milk (dạng sữa), dạng lotion, gel và dạng foam. Trong đó, dạng milk, lotion là hai dạng nhẹ dịu thường phù hợp với làn da khô, nhạy cảm. Làn da dầu mụn sẽ thích hợp nhất với dạng gel. Nên lựa chọn loại sữa rửa mặt có độ pH từ 4,5 – 5,5 tương ứng với độ pH tự nhiên trên da.
Thời gian rửa mặt quá nhanh hoặc quá lâu
Hầu hết mọi người thường chỉ dành 15-30 giây để rửa mặt. Tuy nhiên, thời gian này không hề đủ để có thể làm sạch cho da. Nhất là ở những vùng tập trung nhiều bụi bẩn bã nhờn như hốc mũi, đường viền chân tóc,… Dễ gây mụn cũng như bị kích ứng do xà phòng chưa được làm sạch. Ngược lại nếu làm sạch da quá kỹ, thường xuyên kỳ cọ trên da. Ma sát từ vùng này sang vùng khác trong thời gian kéo dài, cũng dẫn đến khô da, kích ứng nổi mụn.
Theo nhiều nghiên cứu, thời gian rửa mặt chuẩn sẽ vào khoảng 1 phút. Từ 15 – 20 giây cho mỗi vùng, nên rửa mặt ở vùng chữ T trước, vùng chữ U sau.
Chà xát da mặt quá mạnh trong khi rửa mặt
Thường gặp ở những cái bạn nam da dầu và dễ bị mụn. Một số bạn hay lầm tưởng rằng, càng kỳ cọ sẽ càng giúp da sạch hơn. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác, chính điều này làm da khô đi, trở nên mỏng manh dễ nhạy cảm.
Theo đó, chỉ nên rửa mặt với các thao tác massage nhẹ nhàng, từ tốn để tăng hiệu quả làm sạch tối ưu. Đồng thời vẫn giữ được độ ẩm, độ đàn hồi và giúp da thư giãn và mềm mịn hơn. Đây cũng là cách giúp làn da tránh bị khô ráp sau khi rửa mặt hiệu quả.
Không cấp ẩm ngay cho da sau khi rửa mặt
Ngoài những lí do kể trên thì không cấp ẩm sau khi rửa mặt cũng là một nguyên nhân phổ biến. Nhiều người thường không chú ý đến. Da khô căng sau khi rửa mặt có thể là hiện tượng bình thường của cơ thể. Do da mất đi độ ẩm tạm thời dẫn đến khô, rít da. Vì vậy việc bổ sung nước và độ ẩm cho da sau khi rửa mặt là cực kỳ cần thiết. Nên sử dụng 1 lớp toner hoặc serum HA để cân bằng độ pH cho da ngay sau bước rửa mặt, da còn hơi ẩm.