Thiếu sắt gây thiếu máu là vấn đề sức khỏe phổ biến. Cơ thể thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan và biểu hiện ra bên ngoài. Dưới đây là 7 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu sắt trầm trọng. 

1. Màu sắc da nhợt nhạt

Khi không có nguồn cung cấp oxy thích hợp cho các tế bào máu, và hemoglobin thấp, màu sắc da sẽ bắt đầu chuyển sang tái nhợt, làm cho bạn trông yếu đi. Điều này thường xảy ra từ từ và khi nó đến bất ngờ tức là đã trở nên nghiêm trọng.

2. Hay mệt mỏi

Thiếu sắt làm cho da của cơ thể xanh xao và luôn cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi. Tất cả các tế bào trong cơ thể con người đều chứa sắt và nó có nhiều chức năng quan trọng. Một trong những chức năng quan trọng nhất là cung cấp oxy cho các tế bào. Khi có sự thiếu hụt sắt, oxy này không đến được các tế bào, vì vậy làm chậm quá trình cung cấp oxy cho cơ thể.

3. Khó thở

Nếu ngay cả việc leo lên cầu thang cũng làm bạn gặp chút vấn đề, hoặc là cảm thấy khó thở khi làm công việc hàng ngày, thì nên đi kiểm tra sức khỏe. Khó thở có thể sẽ ảnh hưởng đến trái tim, vì vậy tốt nhất không nên bỏ qua nó.

4. Móng tay giòn

Móng tay cần được cung cấp máu và các chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe. Khi nhận thấy rằng móng tay trở nên giòn, điều đó cho thấy bạn đang bị thiếu sắt. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều này chỉ xảy ra trong giai đoạn rất nặng.

5. Rụng tóc nhiều hơn

Tóc giống như tất cả cơ quan và phần khác của cơ thể, cần đến các chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng để khỏe mạnh. Thiếu sắt trong cơ thể có nghĩa là bạn sẽ phải đối mặt với việc gãy và rụng tóc.

6. Mãn kinh sớm

Phụ nữ đang trải qua giai đoạn tiền mãn kinh dễ bị thiếu sắt. Điều này chủ yếu là do sự thiếu hụt nội tiết tố. Nguyên nhân chính của thiếu sắt là do lượng sắt trung bình được cung cấp từ nguồn thực phẩm hàng ngày bị thiếu hụt, nhất là trong thời kỳ mãn kinh. 

Vì vậy phụ nữ cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống, thực phẩm hàng ngày để cung cấp sắt cần thiết cho cơ thể.

7. Kinh nguyệt quá nhiều

Ở phụ nữ, nguyên nhân số một của thiếu sắt là kinh nguyệt quá nhiều khiến cho cơ thể không sản xuất kịp để bù lại lượng máu bị mất sau mỗi kỳ đèn đỏ. Lượng kinh nguyệt bình thường chỉ khoảng hai đến 3 thìa cà phê mỗi tháng. Nếu bạn phải thay băng vệ sinh dưới 2 tiếng mỗi lần thì cần đi khám bác sĩ phụ khoa.

** Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần ưu tiên tăng cường các loại thịt đỏ (thịt bò), các loại rau màu xanh đậm (rau bina), gan động vật và ngũ cốc. Bên cạnh chế độ ăn, nhóm đối tượng có nguy cơ bị thiếu sắt như phụ nữ đang mang thai cần dùng thêm viên sắt kết hợp axit folic để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sắt cho mẹ và cả sự phát triển của thai nhi.

Khi bổ sung sắt cần lưu ý thời điểm sử dụng tốt nhất là trước hoặc sau khi ăn sáng. Đặc biệt, cần ghi nhớ không uống sắt nếu đang uống canxi hoặc thức uống khác như cà phê hoặc trà vì làm giảm hấp thụ sắt. Thay vào đó, có thể uống cùng với các loại thức uống giàu vitamin C như nước cam để tăng khả năng hấp thụ sắt.

Trên đây là 7 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang thiếu sắt nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các kiến thức hữu ích tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *