Thường mọi người chỉ ăn thân cần tây. Tuy nhiên cả lá và hạt của cần tây đều có thể ăn được và chúng cũng đem lại rất nhiều lợi ích. Dưới đây là 10 công dụng của rau cần tây và những lưu ý khi sử dụng chúng.
1. Giảm lượng cholesterol
Khả năng giảm cholesterol làm cần tây trở nên hữu ích trong việc cải thiện và duy trì sức khỏe tim mạch. Cần tây chứa một loại hợp chất độc nhất vô nhị gọi là 3-n-butylphthalide (tên viết tắt là BuPh). Có công dụng giảm lượng lipid máu (hay còn gọi là mỡ máu) trong cơ thể.
2. Giảm viêm
Ăn rau cần tây có thể hỗ trợ giảm viêm nhờ lượng chất chống oxy hóa. Cần tây chứa các chất chống oxy hóa (flavonoid và polyphenol) và polysaccharide được biết có tác dụng như chất kháng viêm.
Những chất này hỗ trợ sức khỏe toàn diện, đặc biệt cho người lớn tuổi. Bằng cách chống lại các tác hại của gốc tự do (hay còn gọi là mất cân bằng oxy hóa) làm cơ thể bị viêm. Viêm nhiễm thường là nguyên nhân của bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch, viêm khớp,…
3. Ngăn ngừa và điều trị tăng huyết áp
Chiết xuất hạt cần tây có thành phần chống lại bệnh tăng huyết áp. Cao huyết áp là một trong những yếu tố đặc biệt nguy hiểm gây ra bệnh tim mạch vành – nguyên nhân lớn nhất gây tử vong ở những nước công nghiệp phát triển. Hạt cần tây là yếu tố chính giúp cơ thể kiểm soát chỉ số huyết áp cao mạn tính.
4. Ngăn ngừa lở loét
Cần tây có khả năng ngăn ngừa hoặc giảm sự hình thành các vết loét gây đau đớn trên da. Một nghiên cứu công bố năm 2010 trên tạp chí Sinh học dược phẩm cho thấy cần tây có chứa một loại chiết xuất ethanol. Đặc biệt hữu ích trong việc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa khỏi loét.
Chiết xuất cần tây có khả năng bổ sung đáng kể lượng chất nhầy dạ dày cạn kiệt cần thiết trong lớp lót dạ dày. Để ngăn ngừa các lỗ nhỏ và lỗ hở hình thành.
5. Bảo vệ gan
Khi những nghiên cứu được tiến hành trên chuột bằng việc thử nghiệm ăn cần tây đã cho thấy kết quả giảm được lượng chất béo đáng kể tích tụ trong gan của chúng.
Điều này là hoàn toàn chính xác. Khi các nhà nghiên cứu bổ sung một chế độ ăn với cần tây, rau diếp xoăn và lúa mạch ở những con chuột có chế độ ăn nhiều cholesterol. Sau nghiên cứu họ đã thấy sự cải thiện chức năng của men gan và mức lipid trong máu. Càng nhiều cần tây, rau diếp xoăn thì gan càng được cải thiện.
Điều này có thể thấy chế độ ăn uống với cần tây cũng như rau diếp xoăn và lúa mạch có thể có lợi cho những người mắc bệnh gan.
6. Lợi ích cho việc giảm cân
Cần tây có thể là một thực phẩm có giá trị để giúp bạn giảm cân. Bởi nó chứa ít calo nhưng lại cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng giúp điều chỉnh chuyển hóa lipid. Một trong những ích lợi chính của cần tây là nó cung cấp chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin B và kali.
7. Thúc đẩy tiêu hóa và giảm sưng
Hạt cần tây chứa một hợp chất dầu, không mùi được gọi là NBP. Có tác dụng lợi tiểu và giúp cơ thể giải độc. Trong các thí nghiệm trên chuột được thực hiện, khối lượng nước tiểu lớn hơn được thấy ở những con chuột sử dụng cần tây so với những con chuột ở nhóm đối chứng.
Các lợi ích tiêu hóa của cần tây một phần là do tác dụng lợi tiểu của nó. Đây cũng là một trong những cơ chế giúp hạ huyết áp. Bởi nó cải thiện lưu thông trong ruột, hữu ích cho việc cải thiện tiêu hóa bằng cách làm giảm đầy hơi và bọng nước.
8. Chống nhiễm trùng
Hạt cần tây đã được sử dụng như một loại thuốc thảo dược với các tác dụng kháng khuẩn. Một báo cáo công bố trên tạp chí Dược học cho thấy cần tây có chứa các thành phần chống vi khuẩn đặc biệt được tìm thấy trong hạt của nó.
Khi sử dụng chiết xuất cần tây trong cơ thể, nó có thể làm sạch đáng kể và giảm sự phát triển của vi khuẩn. Điều này có thể áp dụng để tăng cường khả năng miễn dịch và chống nhiễm khuẩn cho cơ thể.
9. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Như các lợi ích đã nêu trên, cần tây giúp giảm acid uric và kích thích sản xuất nước tiểu. Điều này có lợi cho việc chống nhiễm trùng do vi khuẩn trong đường tiêu hóa và các cơ quan sinh sản.
Tương tự như quả nam việt quất, cần tây cũng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn bàng quang, các vấn đề về thận. Thậm chí các u nang trên cơ quan sinh sản.
10. Phòng tránh ung thư
Cần tây cùng họ thực vật với những loại rau quả có tác dụng phòng tránh ung thư như cà rốt, thì là, rau mùi tây. Tất cả các loại này đều chứa hợp chất hóa học gọi là polyacetylenes. Những nghiên cứu cho thấy hợp chất này giúp giảm độc tính và chống lại sự hình thành ung thư. Đặc biệt là ung thư vú, ung thư đường ruột và bệnh bạch cầu.
Polyacetlynes cũng có nhiều tác dụng trong việc tăng cường miễn dịch. Bao gồm khả năng chống khối u ngăn chặn tế bào ác tính đột biến phát triển nhanh.
Bên cạnh đó, cần tây còn có chứa một flavonoid được gọi là apigenin. Nó được chứng minh là gây tử vong cho các tế bào K.
11. Lưu ý khi ăn cần tây
– Người bị rối loạn về đường tiết niệu không nên ăn quá nhiều rau cần tây. Cần tây chứa nhiều oxalate, một chất gây kết tủa trong đường tiết niệu có thể làm trầm trọng triệu chứng bệnh.
– Người đang dùng thuốc chống đông máu nên cân nhắc trước khi dùng rau cần tây thường xuyên. Nguyên nhân là vì rau cần tây có chứa một lượng đáng kể vitamin K, một chất có thể tương tác với thuốc chống đông máu.
– Người mắc bệnh huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung cần tây vào chế độ ăn uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
– Phụ nữ mang th.ai nên hết sức cẩn trọng trước khi sử dụng cần tây và hạt cần tây trong thai kỳ. Việc tiêu thụ một lượng lớn cần tây có thể gây ra co thắt tử cung và gây sảy thai. Tuy nhiên, nếu ăn cần tây ở liều lượng hợp lý, thai phụ sẽ cung cấp nhiều axit folic và chất xơ cho cả mẹ và bé.
Trên đây là 10 công dụng của rau cần tây và những lưu ý khi ăn. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các kiến thức hữu ích tại đây!