Dày dừng nang lông là một bệnh lý thường gặp với nhiều biểu hiện khác nhau. Nó không thể chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ có thể điều trị duy trì. Mặc dù không có hại và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhưng tình trạng này sẽ khiến da trở nên khô ráp, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ. Vậy dày sừng nang lông là gì? Có cách nào điều trị hay không?. Trong bài viết lần này Bác sĩ Nguyên sẽ bật mí cách xử lý ngay tại nhà.
Xem thêm: Bài viết chăm sóc da của mình TẠI ĐÂY nhé
1/ Dày sừng nang lông là gì?
Bệnh dày sừng nang lông – keratosis pilaris là tình trạng da xuất hiện các vết, chấm nhỏ nhô lên khỏi mặt da, thô và sần sùi khi sờ vào. Vị trí da bị dày sừng thường gặp là ở mặt ngoài hai bên cánh tay, phần đùi và mông. Đây là một bệnh lý di truyền, 50% bố mẹ có bệnh, thì có con cũng mắc dày sừng nang lông.
2/ Biểu hiện của bệnh:
Vị trí thường gặp ở mặt ngoài 2 cánh tay, ngoài ra có thể gặp ở đùi, mông. Thường gặp ở độ tuổi từ 15- 25 tuổi, có màu đỏ hoặc nâu không đồng đều với màu da. Đây bệnh lý khá lành tính không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đôi khi bệnh có thể gây ngứa, khó chịu.
Dày sừng nang lông thường bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như viêm nang lông. Nhưng chúng hoàn toàn khác nhau, dày dừng nang lông liên quan nhiều đến yếu tố di truyền, rối loạn tế bào sừng không phải do các yếu tố viêm nhiễm bên ngoài như nấm, virut,… như viêm nang lông. Cách điều trị cũng hoàn toàn khác nhau, vì vậy cần phân biệt đúng để có hướng điều trị chính xác.
3/ Điều trị ngay tại nhà
Đây là một bệnh lý lành tính, không gây hại cho da. Mặc dù không có phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn bệnh dày sừng nang lông. Nhưng bác sĩ da liễu có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh.
Nguyên tắc cơ bản khi điều trị dày sừng nang lông:
Cung cấp đủ độ ẩm cho da
Da khô, thiếu ẩm là nguyên nhân tích tụ nhiều tế bào sừng, khiến cho bệnh dày sừng nặng hơn. Dưỡng ẩm không chỉ giúp làm mềm các nốt sần, nó cũng có thể làm dịu cơn ngứa. Nên chọn loại kem dưỡng ẩm hoặc body lotion không gây bít tắc lỗ chân lông, có chứa thành phần urea. Thoa kem lên vùng da cần điều trị ít nhất 2 hoặc 3 lần một ngày. Nên sử dụng ngay sau mỗi lần tắm, khi da vẫn còn ẩm.
Tẩy tế bào chết:
Có thể loại bỏ da chết bằng nhóm dẫn xuất của Vitamin A acid hoặc sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học. Chứa axit lactic, axit alpha-hydroxy – AHA hoặc axit salicylic. Giúp bạc đi lớp sừng trên da, bình thường hóa cổ nang lông. Các loại sản phẩm này có thể tẩy da chết một cách nhẹ nhàng và an toàn. Có thể sử dụng hằng ngày hoặc nếu tình trạng da trở nên khô và bị kích ứng nhẹ giảm tần xuất 2-3 lần/ 1 tuần.